03 Tháng Mười 2023 ..:: DOANH NGHIỆP » Tin tức chung ::.. Đăng Nhập
 Xem chi tiết
Ôtô nhập khẩu phải tính thuế theo cách mới
(Cập nhật: 29/05/2015 17:40:38)

 

 

Sau khi lấy ý kiến, Bộ Tài chính cho biết phương án tính thuế tiêu thụ đặc biệt mới sẽ thay đổi ở cả ôtô nhập khẩu lẫn sản xuất, lắp ráp trong nước, để đảm bảo công bằng cho các bên.

Trao đổi với VnExpress sau cuộc họp kín lấy ý kiến về điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt giữa tuần qua, đại diện Vụ Chính sách thuế Bộ Tài chính cho biết, cơ bản sẽ giữ đề xuất về cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt mới dự kiến có hiệu lực từ đầu năm 2016.

oto500-8618-1432871447.jpg

Thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô nhập khẩu có thể đẩy giá bán tăng cao. 

Cụ thể, giá tính thuế sẽ là giá bán ra của nhà nhập khẩu (giá bán buôn) thay vì giá CIF nhập về đã có thuế nhập khẩu như trước đây. Đây cũng là cách tính thuế mà các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ôtô trong nước vẫn thực hiện.

Với phương án mới này, giá thuế tiêu thụ đặc biệt phải cộng thêm một phần lợi nhuận, chi phí, cước vận chuyển từ nhà nhập khẩu tới tay đại lý phân phối cho người tiêu dùng. Theo cơ quan soạn thảo, việc thay đổi này sẽ tạo ra sự công bằng và thống nhất giữa các doanh nghiệp nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp trong nước. Bên cạnh đó, đợt điều chỉnh kỳ này còn mục đích chống khai gian lận thuế của các nhà nhập khẩu, sản xuất ôtô nhỏ lẻ và tránh tình trạng thất thu thuế.

So sánh cách tính thuế TTĐB với ôtô nhập khẩu nguyên chiếc dưới 24 chỗ

  Mới

Thời điểm tính

Ngay khi nhập về

Trước khi nhà nhập khẩu bán ra cho đại lý phân phối

Giá tính thuế

Giá CIF + thuế nhập khẩu

Giá bán ra (Giá CIF + thuế nhập khẩu + lợi nhuận + cước vận chuyển + các chi phí)

Trước đó, ngay khi đề xuất này lần đầu được đưa ra, các doanh nghiệp nhập khẩu đã gửi kiến nghị phản đối lên Bộ Tài chính bởi họ lo ngại việc sử dụng thuế tiêu thụ đặc biệt như một công cụ bảo hộ thì chưa hợp lý và có thể gây nhiều tác động tiêu cực đến thị trường trong nước, chưa kể việc này có thể đẩy giá bán xe tăng cao.

Mặc dù vậy, sau khi được Bộ Tài chính tiếp thu một số ý kiến tại cuộc họp hôm 27/5 về việc thay đổi cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt, nhiều doanh nghiệp lại bắt đầu tỏ ra đồng tình với đề xuất mới. "Rất nhiều phương án được đưa ra nhưng cuối cùng các doanh nghiệp nhập khẩu cơ bản tán đồng", vị này nói. Dù giữ tinh thần giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá nhà nhập khẩu bán ra (giá bán buôn) nhưng Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp thu chỉnh sửa lại đôi chỗ để nhận được sự đồng thuận hơn nữa từ các bên.

Ngược lại, nội bộ các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp trong nước lại tỏ ra có những bất đồng trong cuộc họp kín hôm 27/5. Thậm chí, một số lại muốn cách tính thuế vẫn giữ nguyên với các doanh nghiệp nhập khẩu. Ông Toshihisa Maruta, Tổng giám đốc Toyota Việt Nam, cho biết 14 trong số 17 thành viên của VAMA đồng ý cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo giá CIF như cũ. Ngoài ra, ông chỉ yêu cầu thay đổi cách tính thuế cho xe lắp ráp trong nước để tạo điều kiện hỗ trợ cho đối tượng này tiếp tục sản xuất ở Việt Nam chứ không phải nhằm vào xe nhập khẩu.

Bên cạnh đó, Chủ tịch VAMA - lãnh đạo của Toyota lại tập trung đưa câu chuyện về các đề xuất giảm thuế, hỗ trợ doanh nghiệp và đề xuất cách tính thuế với xe sản xuất, lắp ráp trong nước, chuyển từ giá bán buôn sang giá xuất xưởng. Tuy nhiên, theo đại diện Vụ Chính sách Thuế, kiến nghị này không phù hợp bởi tiêu thụ đặc biệt là thuế gián thu, cách tính như vậy sẽ gộp cả số lỗ của những người kinh doanh. "Hơn nữa, việc xác định ưu đãi, bảo hộ cho phát triển ngành ôtô là một câu chuyện khác, chúng ta sẽ bàn ở những cuộc họp khác", vị này chia sẻ.

Nguồn: VnExpress


Tin - Bài khác
Không thực hiện phân chia lợi nhuận: Phú Mỹ Hưng có phạm luật?
“Doanh nghiệp nhà nước làm méo mó thị trường”
VietinBank, BIDV được gì sau khi “cưới” PGBank, MHB?
Thêm quyền điều tra ban đầu cho cơ quan thuế?
Hoa mắt với cách tính lãi suất vay tiêu dùng
Cách thức tiếp cận vốn vay ngân hàng
DN thực phẩm lo lắng về dự thảo thông tư mới
Bị truy thu thuế nhà thầu thay cho đối tác nước ngoài 11 tỷ đồng, DN bức xúc
Quyền được làm những gì pháp luật không cấm
Vốn ODA và những chi phí tiềm ẩn cho xã hội
Đổi cách tính thuế ôtô nhập, một mũi tên hai đích ngắm?
Quỹ đầu tư phát triển địa phương có được thành lập công ty?
Sửa đổi thêm một luật về thuế
“Quá vô lý và đẩy khó cho doanh nghiệp”
“Ma trận” sở hữu chéo: Hạn chế thế nào?
Nghị định đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) có gì đáng chú ý?
Đừng tưởng TPP toàn "màu hồng"!
Con dấu doanh nghiệp bắt buộc có không bắt buộc sử dụng
Nhiều hiệp định thương mại tự do ( FTA ) được ký, hàng xuất khẩu VN sẽ thêm rủi ro?
Ngân hàng vẫn dùng “tiểu xảo” lãi suất cho vay
Bãi bỏ điều kiện kinh doanh sau giờ “G”: Luật sư sẽ tha hồ việc?
Điều kiện kinh doanh: Bỏ cái này, "đẻ" cái khác!
Năm nay sẽ hoàn tất thủ tục thanh toán bằng nội tệ Nga – Việt
Xử lý nợ và tài sản khi chuyển đổi sở hữu DNNN
Để chi cho đầu tư phát triển: Chỉ có thể phát hành trái phiếu
Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá thêm 1%
Bộ KHĐT sẽ chặn “giấy phép con” bằng cách nào?
Không đọc bản sao kê tài khoản: coi chừng mất quyền, mất tiền
Ban hành Nghị định về chứng khoán phái sinh
Con dấu DN: Để những cải cách không bị vô hiệu hóa
Trang 1 trong 3Đầu tiên    Trước   [1]  2  3  Tiếp   Cuối    
LIÊN KẾT WEBSITE
NGƯỜI DÙNG TRỰC TUYẾN
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 17
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 17

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4,431,532