03 Tháng Mười 2023 ..:: DOANH NGHIỆP » Tin tức chung ::.. Đăng Nhập
 Xem chi tiết
Chuyên gia: DN trong AEC được nắm 70% cổ phần ngân hàng Việt
(Cập nhật: 11/06/2015 20:32:45)

Theo quy định hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được sở hữu đến 30% cổ phần các tổ chức tín dụng trong nước, nếu vượt con số này phải xin phép Thủ tướng Chính phủ. Nhưng theo cam kết Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), đến hết năm 2015, lĩnh vực tài chính ngân hàng sẽ mở tới 70% cho nhà đầu tư trong AEC.

Ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, Phó Tổng giám đốc BIDV đã đưa ra thông tin này tại Hội thảo “Cộng đồng kinh tế ASEAN: Cơ hội và Thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam” diễn ra sáng 10-6 tại Hà Nội.

Theo ông Lực, khi AEC hình thành, riêng trong lĩnh vực ngân hàng sẽ có 4 yếu tố phải tự do lưu chuyển là tự do hóa về dịch vụ tài chính, nghĩa là các ngân hàng phải tự do cung ứng các dịch vụ tài chính cho tất cả người dân khu vực ASEAN; Tự do hóa về tài khoản vốn, tức dòng vốn sẽ lưu chuyển tự do giữa các nước ASEAN với nhau; Tự do hóa phát triển thị trường vốn; Hội nhập về hệ thống thanh toán và cơ sở hạ tầng tài chính ngân hàng.

“Dự kiến, đến năm 2020 sẽ xóa bỏ mọi rào cản và khác biệt trong ngành ngân hàng giữa các quốc gia trong khối để tạo ra một hệ thống ngân hàng AEC hoạt động bình đẳng với ngân hàng sở tại của bất kỳ quốc gia thành viên nào trong khối” – ông Lực nói.

Đặc biệt, theo lộ trình đã cam kết, đến năm 2015, Việt Nam sẽ phải xóa bỏ các hạn chế trong ngành ngân hàng, bảo hiểm và thị trường vốn.

Hiện nay, đối với lĩnh vực ngân hàng, giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 30%, đối với lĩnh vực bảo hiểm và chứng khoán là 49%. Tuy nhiên, theo cam kết về tự do hóa dịch vụ, đến hết năm 2015, các nước sẽ phải mở cửa tất cả các ngành dịch vụ và nhà đầu tư trong khối có thể tham gia tới mức 70% vốn.

Thực tế, hiện nay đã có nhiều ngân hàng thương mại của các nước Asean như Bangkok Bank, UOB, Maybank, Public Bank…đã thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh, liên doanh tại Việt Nam. Không chỉ có các ngân hàng, theo dự đoán, sẽ có thêm nhiều tập đoàn, công ty bảo hiểm, chứng khoán cũng sẽ mở rộng kinh doanh tại thị trường Việt Nam khi AEC được thành lập.

Tuy nhiên, ông Lực cho hay, đây chỉ là mở cửa xét về mặt lý thuyết. Trên thực tế, việc gia nhập AEC vẫn cho phép thỏa thuận và Việt Nam có thể chưa phải mở cửa với lĩnh vực ngân hàng ngay lập tức ở mức 70%.

Xem thêm

Khoảng 80% doanh nghiệp không biết gì về AEC

Phát biểu tại buổi đối thoại trực tuyến do Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ tổ chức chiều nay 22/1 về AEC, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội Lê Đức Sơn cho biết một khảo sát của Hội phát hiện ra có đến 80% số doanh nghiệp được hỏi là “rất thờ ơ, không hề quan tâm” đến hội nhập, trong khi chỉ có 20% doanh nghiệp, phần lớn là doanh nghiệp quy mô lớn, có quan tâm.

Ông nói: “Chúng tôi nhận ra các doanh nghiệp Việt Nam thiếu hẳn các kiến thức để hội nhập. Hầu hết chúng tôi rất thụ động, không hề biết gì đang chờ đợi mình phía trước khi hội nhập đã đến rất gần.”

“Tôi lo là khi thực thi cam kết AEC, các doanh nghiệp của Asean và Asean+  năng động hơn, cạnh tranh hơn vào Việt Nam sẽ gây tổn thương cho doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là nhỏ và vừa”.

“Tôi rất băn khoăn điều này. Dù đã muộn, nhưng phải tuyên truyền sao cho doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được điều này.  Lẽ ra (Chính phủ) cần đối thoại với doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp để họ biết cần chuẩn bị gì khi hội nhập”, ông nói.

Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn đồng tình. Ông cho rằng, sự chuẩn bị của doanh nghiệp Việt Nam với AEC là “dưới 5 điểm” trong thang điểm 10.

Có tới 60% doanh nghiệp Việt Nam không biết gì về AEC, theo một khảo sát do trường Đại học Kinh tế thực hiện, ông Sơn nói.

Theo ông Sơn, lĩnh vực sản xuất hàng hóa tiêu dùng sẽ gặp thách thức lớn nhất khi hội nhập. “Chúng ta đang chứng kiến hàng hóa của Thái Lan, của Asean đang thâm nhập rất sâu rộng vào Việt Nam. Bên cạnh đó, tầng lớp trung lưu của Việt Nam lại ưa thích tiêu dùng hàng hóa ngoại do chất lượng tốt hơn”, ông nói.

Thách thức thứ hai là di chuyển lao động có kỹ năng. “Chỉ có 20% lực lượng lao động ở Việt Nam là có kỹ năng.  Số lao động có kỹ năng này sẽ dịch chuyển làm cho khu vực FDI hay sang làm việc trong Asean, trong khi các lao động có kỹ năng nước ngoài lại vào Việt Nam làm việc”, ông phân tích.

Bên cạnh đó, trong khi các doanh nghiệp Asean và Asean + có nhiều kỹ năng tốt hơn về quản lý, ứng dụng công nghệ, và làm quan lâu hơn với kinh tế thị trường, thì các doanh nghiệp Việt Nam, hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ đang “cố” vượt qua khó khăn thách thức do bất ổn kinh tế vĩ mô vừa qua, ông nói.

Chúng ta phải có niềm tin

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú lại có cái nhìn khá lạc quan. Ông Tú nói: “Chúng ta hãy nhìn vào khối lượng công việc khổng lồ mà chúng ta đã làm, từ không đến có để có niềm tin hội nhập”.

Thứ trưởng giải thích, cách đây 10 – 15 năm, khoảng cách của Việt Nam và các nước Asean, Trung quốc là “ghê gớm”. Ông phân tích, trước đây, hàng hóa Trung Quốc tràn ngập Việt Nam, nhưng nay thì bia Trung Quốc “không còn cửa” ở Việt Nam; đường Thái Lan “không có đất” ở Việt Nam. Cụ thể như doanh nghiệp Vinamilk đang làm chủ thị trường sữa nội địa.

“Chúng ta có nền kinh tế bền vững, có hệ thống doanh nghiệp đông đảo, có các sản phẩm đa dạng, cạnh tranh”, ông nói để chứng minh Việt Nam đã sẵn sàng hội nhập. “Chúng ta nên nhìn thế để thấy sự tin tưởng chúng ta sẽ hội nhập thành công”, ông thuyết phục.

Ông Tú cho biết, Việt Nam và Singapore đạt hơn 90 điểm trong thang điểm 100 về thực hiện các biện pháp ưu tiên cho hội nhập AEC, cao nhất trong Asean. Điểm số trung bình của Asean là 82.

“Chúng ta đã xây dựng được hệ thống văn bản pháp lý phù hợp với kinh tế thị trường… Hệ thống văn bản pháp luật của chúng ta còn hoàn thiện hơn nhiều quốc gia khác”, ông nói để chứng minh Nhà nước đã làm rất tốt cho hội nhập.

Tuy nhiên, ông Sơn lại khẳng định, sự chuẩn bị của Nhà nước chỉ được hơn 5 điểm trong thang điểm 10.

Tai buổi đối thoại, tất cả các ý kiến đều đồng tình, Việt Nam phải hội nhập quốc tế để "thúc đẩy cải các bên trong", và "làm đất nước hưng thịnh".

Thuỳ Dung

Nguồn: TBKTSG


Tin - Bài khác
Thủy sản chưa chế biến có phải kê khai, tính nộp thuế GTGT?
Lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự
Thủ tướng: Tạo mọi thuận lợi để có môi trường kinh doanh tốt hơn
Ngân hàng đồng loạt triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử cho doanh nghiệp
Phối hợp quản lý doanh nghiệp sau đăng ký thành lập
DN châu Âu kêu gặp khó với Luật Xuất nhập cảnh mới
Các chuyên gia nước ngoài hiến kế cho “cuộc chơi” hội nhập
Tự do và bảo hộ
Doanh nghiệp nào phải áp dụng Luật Đấu thầu?
“Doanh nhân Việt đã bắt đầu có tư duy toàn cầu”
Ôtô nhập khẩu phải tính thuế theo cách mới
Không thực hiện phân chia lợi nhuận: Phú Mỹ Hưng có phạm luật?
“Doanh nghiệp nhà nước làm méo mó thị trường”
VietinBank, BIDV được gì sau khi “cưới” PGBank, MHB?
Thêm quyền điều tra ban đầu cho cơ quan thuế?
Hoa mắt với cách tính lãi suất vay tiêu dùng
Cách thức tiếp cận vốn vay ngân hàng
DN thực phẩm lo lắng về dự thảo thông tư mới
Bị truy thu thuế nhà thầu thay cho đối tác nước ngoài 11 tỷ đồng, DN bức xúc
Quyền được làm những gì pháp luật không cấm
Vốn ODA và những chi phí tiềm ẩn cho xã hội
Đổi cách tính thuế ôtô nhập, một mũi tên hai đích ngắm?
Quỹ đầu tư phát triển địa phương có được thành lập công ty?
Sửa đổi thêm một luật về thuế
“Quá vô lý và đẩy khó cho doanh nghiệp”
“Ma trận” sở hữu chéo: Hạn chế thế nào?
Nghị định đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) có gì đáng chú ý?
Đừng tưởng TPP toàn "màu hồng"!
Con dấu doanh nghiệp bắt buộc có không bắt buộc sử dụng
Nhiều hiệp định thương mại tự do ( FTA ) được ký, hàng xuất khẩu VN sẽ thêm rủi ro?
Trang 1 trong 4Đầu tiên    Trước   [1]  2  3  4  Tiếp   Cuối    
LIÊN KẾT WEBSITE
NGƯỜI DÙNG TRỰC TUYẾN
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 14
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 14

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4,431,465