03 Tháng Mười 2023 ..:: DOANH NGHIỆP » Tin tức chung ::.. Đăng Nhập
 Xem chi tiết
Từ nỗi lo thường ngày của doanh nghiệp
(Cập nhật: 07/03/2015 17:58:16)

Sáng 28-2, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức tọa đàm “Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” nhằm góp phần hoàn thiện Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới và dự thảo Báo cáo chính trị của Trung ương tại Đại hội Đảng XII.

Theo đó, dự thảo Báo cáo chính trị đã nêu ra định nghĩa mới về khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN. Điểm đáng chú ý là, bên cạnh quan điểm kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, dự thảo khẳng định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế, các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.

Hy vọng đây sẽ là bệ đỡ để các doanh nghiệp tư nhân phát triển và từ đó sẽ giúp nền kinh tế phát triển bền vững.

Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc tập đoàn Việt Á Phạm Thị Loan vẫn chưa quên câu chuyện hồi năm 2011 khi bị hải quan truy thu mức thuế 3% và 20% cho các lô hàng cáp quang và hộp nối cáp quang cho ngành viễn thông được nhập suốt năm năm trước đó. Bà Loan nói: “Công ty tôi từ đó đến nay thấy hoạt động sau thông quan như cái bẫy mà chúng tôi rất sợ, không biết áp mã nào để được an toàn”. Rồi bà nói thêm: “Việt Nam đang áp dụng một biểu thuế như ma trận khiến doanh nghiệp rất khó khăn”.

Cho dù ngành thuế và hải quan đang nỗ lực thực hiện hàng loạt cải cách nhằm tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh, song những trường hợp như Việt Á không phải là ít. Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Nguyễn Hoài Nam cho biết, do thiếu địa điểm kiểm tra tập trung, và phương tiện kiểm tra nên các cơ quan kiểm tra chuyên ngành kiểm tra hàng hóa của doanh nghiệp ngay tại cảng. Cách thức này làm sinh chi phí lưu kho bãi cho doanh nghiệp trong thời gian chờ đợi kết quả kiểm tra, và gây ách tắc hàng hóa tại cảng.

Ông Nam cho biết, các doanh nghiệp phải trả chi phí lưu container 300.000 đồng/ngày đối với hàng khô, và 3.000.000 đồng/ngày đối với hàng đông lạnh, một chi phí rất lớn do thời gian chờ kết quả kiểm tra chuyên ngành phải mất từ 5-15 ngày. “Chi phí phát sinh lớn như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, làm tăng giá thành sản phẩm”, ông nói.

Các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam không chỉ gặp cản trở trong lĩnh vực thuế. Ngành giáo dục và đào tạo cũng ban hành Nghị định 73 gây khó khăn cho việc thành lập các trung tâm ngoại ngữ. Chẳng hạn, nghị định này yêu cầu thủ tục và hồ sơ đăng ký cho trung tâm ngoại ngữ cũng giống hệt như một cơ sở giáo dục đại học. Ngay cả yêu cầu về kinh nghiệm làm việc cho giáo viên ngoại ngữ và giảng viên đại học là như nhau - năm năm kinh nghiệm.

Bên cạnh đó, nghị định này còn yêu cầu ba loại giấy phép với thủ tục pháp lý và hồ sơ xin cấp phép tương tự nhau thay vì chỉ cần giấy phép đầu tư và giấy phép hoạt động như trước đây. Điều này dẫn đến việc thanh kiểm tra ba lần với cùng một cơ sở giáo dục bởi ba cơ quan chức năng khác nhau. Đây là những phản ánh của nhóm công tác giáo dục và đào tạo thuộc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam trong phiên đối thoại với Chính phủ cuối năm ngoái.

Những ví dụ trên cho thấy, vẫn đang còn rất nhiều rào cản kinh doanh. Ông Nguyễn Cảnh Hà, Giám đốc Công ty TNHH An Thiên Lý, một doanh nghiệp tư nhân có trụ sở tại TPHCM, nói: “Tôi cho là các doanh nghiệp tư nhân vẫn chịu phân biệt đối xử. Ví dụ như tiếp cận về nguồn lực đất đai và vốn thì các doanh nghiệp nước ngoài hoặc các doanh nghiệp nhà nước có lợi thế hơn doanh nghiệp tư nhân”.

Là người gắn bó với sự phát triển của khu vực doanh nghiệp tư nhân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung đôi lúc cũng tỏ ra tâm trạng. Ông nói: “Hệ thống thể chế này không khuyến khích người dân làm kinh doanh. Nhà nước chiếm hết cơ hội. Nhà nước hút toàn bộ nguồn lực về, sau đó chia theo nguyên tắc không có chi phí vốn, làm bất cứ kiểu gì cũng được. Đó là chưa kể cơ hội kinh doanh không công bằng. Họ lập công ty con, công ty cháu... doanh nghiệp toàn là sân trước sân sau”.

Những khó khăn mà doanh nghiệp tư nhân gặp phải, như ông Cung nhận xét, xuất phát ngay từ các cơ quan quản lý nhà nước. Các loại giấy phép con, giấy phép cháu... lại đua nhau mọc lên sau khi đã bị dẹp bỏ bởi Luật Doanh nghiệp 2000, và 2005. Trong báo cáo mới đây gửi Chính phủ, Bộ Tư pháp cho biết đã phát hiện chín văn bản của các bộ, 20 văn bản của địa phương có nội dung không phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp.

Chẳng hạn, có sáu văn bản của bốn tỉnh là Thừa Thiên - Huế, Bình Dương, Quảng Bình, Daklak, Nghệ An tự đặt ra điều kiện kinh doanh đối với một số ngành nghề như biểu diễn ca Huế; sửa chữa ô tô, mô tô, xe đạp; kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe điện bốn bánh, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy... Bên cạnh đó, bộ này phát hiện ba thông tư của ba bộ Công Thương, Y tế, Thông tin và Truyền thông, và một quyết định của UBND tỉnh Bắc Giang có nội dung liên quan hoạt động quản lý, kinh doanh không phù hợp với quy định.

Kết quả kiểm tra của Bộ Tư pháp mới chỉ ra một khoảng tối nhỏ trong hệ thống pháp luật ở Việt Nam, trong bối cảnh mỗi năm trung bình có khoảng 20 luật và 100 nghị định được ban hành; nhưng có tới hơn 600 thông tư và hàng ngàn văn bản điều hành. Sự mất cân đối lớn giữa luật, pháp lệnh và các văn bản hướng dẫn thi hành về số lượng, nội dung và hiệu lực thực tế như trên khó mà không dẫn tới tình trạng mà Bộ Tư pháp nêu.

Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, người giữ trách nhiệm chính trong Chính phủ về khu vực doanh nghiệp, không khỏi lo lắng. Ông nói: “Để lấy lại một niềm tin đã mất thì không đơn giản bởi vì người ta cũng đã trải qua nhiều giai đoạn chủ trương thì hay nhưng làm thì không hay lắm... Bây giờ vấn đề đầu tiên phải làm là luật thay thế rồi, làm sao triển khai cho nó đi vào cuộc sống”.

Nhưng điều đó không dễ dàng. Ông Vinh nói: “Để triển khai luật, cần sự vào cuộc với một ý thức cao của những người thực hiện ở cấp cơ sở. Những ai gây khó khăn phải có chế tài xử lý. Tôi nghĩ dần dần đất nước sẽ phải lập lại kỷ cương trong việc thực hiện pháp luật của Việt Nam”. Song, ông Vinh còn một tham vọng lớn hơn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ hoàn thành dự thảo Luật Doanh nghiệp vừa và nhỏ ngay trong năm 2015 này. “Bộ luật này thực chất là luật về doanh nghiệp tư nhân Việt Nam”, ông giải thích. Ông nói, cùng với Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư vừa được Quốc hội thông qua, luật mới này hy vọng sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của khu vực doanh nghiệp tư nhân vốn đang trong tình trạng rất khó khăn trong suốt nhiều năm qua.

Bà Victoria Kwakwa - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam:

Thử thách thực sự là khâu thực thi luật

Phần lớn các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Những đối tượng này hiện đang phải đương đầu với rất nhiều thách thức về tài chính, họ không có đủ vốn để đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cũng như tiếp thu công nghệ mới. Họ có thể vẫn phải làm việc với những công nghệ lạc hậu, điều này gây ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Và rất có thể những doanh nghiệp này còn thiếu hụt những kỹ năng, nghiệp vụ liên quan tới quản lý vốn, quản trị doanh nghiệp, điều hành kinh doanh.

Các hoạt động liên quan tới tài chính, phát triển nguồn lực và các vấn đề về quản trị doanh nghiệp và định hướng kinh doanh là những mảng còn yếu của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Làm thế nào để phát triển công nghệ cũng như nguồn thông tin, kỹ năng, cách thức gia nhập thị trường, đặc biệt là với các đơn vị đang mong muốn thâm nhập vào lĩnh vực xuất khẩu là những điều cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Chính phủ cần đóng vai trò tạo cơ sở để giúp các doanh nghiệp gia nhập thị trường và hoạt động hiệu quả hơn.

Những luật sửa đổi vừa được ban hành như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp là những sáng kiến tốt, những điểm sáng của Việt Nam trong năm vừa qua. Tuy nhiên, tôi nghĩ, thử thách thực sự là khâu thực thi. Chính phủ nên cân nhắc về một bộ máy phối hợp thực hiện giữa các cơ quan khác nhau, việc giám sát cần phải được xem xét kỹ lưỡng và phải có ý kiến phản hồi của thành phần kinh tế tư nhân, để từ đó sàng lọc các ý kiến này nhằm hoàn thiện khâu thực thi luật. Nếu không thì những luật này về lý thuyết rất tốt nhưng không tạo ra được những tác động thực đến đời sống kinh doanh.

Trong bối cảnh đó, những cuộc đối thoại công tư là rất quan trọng và Chính phủ cần phải lắng nghe nhiều hơn nữa tiếng nói từ khu vực tư nhân, rằng những luật này đang được thực thi như thế nào.

Nguồn: TBKTSG


Tin - Bài khác
Nhân viên nhiều ngân hàng thu nhập trên 16 triệu đồng
Hội thảo cải cách DNNN, Ông Tony Blair: “Không có chống đối là cải cách kém”
Quy định mức thù lao của Quản tài viên
Doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tham gia gói thầu nào?
Chỉ định thầu rút gọn áp dụng theo quy định mới thế nào?
Trốn thuế sẽ bị phạt tiền, ngồi tù tới 7 năm
10 doanh nhân ảnh hưởng lớn bất động sản Việt năm qua
Nhiều ngân hàng nhỏ sẽ 'thay áo' năm 2015
Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh: Bộ máy nhà nước cần phục vụ doanh nghiệp
Phạt chậm nộp thuế 0,05%/ngày
Vàng và dầu đồng loạt giảm, nhà đầu tư 'nín thở' chờ đợi
Doanh nghiệp không thể chọn cách “hứa hẹn” để đưa khách hàng vào tù
Xin nộp tiền sử dụng đất cũng không dễ
Hiểu thông mới vui vẻ đóng thuế
Vết bỏng 2 triệu đô - Bài học nhớ đời của McDonald's
Kiểm tra đột xuất, lập biên bản vi phạm nhiều “taxi” Uber
Thâu tóm siêu thị, ‘cá mập’ ngoại gặp ‘đá tảng’ tại Việt Nam
Doanh nghiệp tư nhân bị đối xử như "công dân hạng ba"
Một đề nghị cải cách cơ bản: Viết lại Luật Tín dụng và Luật Doanh nghiệp
Doanh nghiệp bỗng dưng nợ thuế
Thuế tiêu thụ đặc biệt với xe sang có thể lên đến 200%
Nhà đầu tư quốc tế săn lùng đất ở Sài Gòn
Tập trung xử lý nợ xấu
“Vòng luẩn quẩn” khó gỡ tại các đại hội cổ đông
9 điểm mới của Luật phá sản 2014
Chế độ về ưu tiên hải quan đối với doanh nghiệp
Không nên quá hoang mang vụ tin đồn táo Mỹ nhiễm độc
Mua dự án 'bánh vẽ', khách hàng ngậm ngùi nuốt 'mật đắng'
Quy định bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước có hiệu lực từ 01/03/2015
Sức ép sửa Thông tư 36 và một câu hỏi “nhạy cảm”
Trang 1 trong 2Đầu tiên    Trước   [1]  2  Tiếp   Cuối    
LIÊN KẾT WEBSITE
NGƯỜI DÙNG TRỰC TUYẾN
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 20
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 20

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4,431,527