03 Tháng Mười 2023 ..:: HÌNH SỰ ::.. Đăng Nhập
 Xem chi tiết
Không cứu giúp dẫn đến nhiều người chết sẽ bị tù đến 7 năm
(Cập nhật: 25/07/2015 19:01:34)

Tại dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ Tư pháp đã đề xuất tăng nặng hình phạt đối với trường hợp phạm tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng dẫn đến chết nhiều người.

 

 

 

 Ảnh minh họa

Cụ thể, theo Điều 102 Bộ luật Hình sự hiện hành, người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 1-5 năm: Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm; người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

Tại Điều 131 dự thảo, Bộ Tư pháp đề xuất quy định: Phạm tội dẫn đến hậu quả từ 2 người trở lên chết thì bị phạt tù từ 3-7 năm.

Đề xuất trên là một trong những điểm sửa đổi, bổ sung nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người tại dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).

Ngoài nội dung trên, Bộ đề xuất thiết kế lại các khung hình phạt của tội giết người (Điều 123) theo hướng giảm bớt các trường hợp giết người có thể áp dụng hình phạt tử hình, đồng thời, bổ sung thêm một số tình tiết tăng nặng đối với tội này là "giết vợ, chồng, anh chị em ruột".

Khiêu dâm trẻ em phải chịu trách nhiệm hình sự

Bộ đề xuất quy định là tội phạm đối với hành vi khiêu dâm trẻ em (Điều 146) và hành vi chiếm đoạt mô, tạng, các bộ phận cơ thể người khác (Điều 153).

Cụ thể, người nào đã thành niên mà sử dụng trẻ em tham gia hoặc thực hiện các hành vi khiêu dâm dưới mọi hình thức, thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2-5 năm: Phạm tội có tổ chức; phạm tội từ 2 lần trở lên; đối với từ 2 trẻ em trở lên; đối với trẻ em mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh; gây hậu quả nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.

Bên cạnh đó, người nào mua bán hoặc chiếm đoạt mô, tạng, bộ phận cơ thể người khác thì bị phạt tù từ 3-7 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7-15 năm: Vì mục đích thương mại; có tổ chức; đối với từ 2 người trở lên; đối với trẻ em; phạm tội từ 2 lần trở lên.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12-20 năm hoặc tù chung thân: Gây chết người; gây tổn hại cho sức khỏe người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác; tái phạm nguy hiểm. Theo dự thảo, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10-100 triệu đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.

Nguồn: Chính phủ


Tin - Bài khác
Vụ Lý Nguyễn Chung: Tòa có nên trả hồ sơ?
Vụ chìm ca nô tại Cần Giờ: Cục đăng kiểm cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho tàu vật liệu PPC
Những trường hợp được đặc xá năm 2015
Xem xét đặc xá nhân dịp Quốc khánh năm 2015
Nhiều người đánh một, quy tội làm sao?
Hướng dẫn công tác đặc xá năm 2015
Lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
“Quyền im lặng" cân bằng với "Quyền kết tội"
Nên bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa
Cấp giấy chứng nhận bào chữa: Bên bỏ, bên giữ?
Bỏ giấy chứng nhận bào chữa là hợp lý
Bỏ giấy chứng nhận bào chữa để không gây khó luật sư
Kiểm sát viên nên xét hỏi trước
ĐBSCL: Hàng loạt thanh niên vào tù vì được bạn gái cho... "quan hệ"!
Bất ngờ xuất hiện người phụ nữ kiến nghị hoãn chi trả 7,2 tỷ đồng bồi thường cho ông Chấn
Đầu tư trang thiết bị để chống bức cung, nhục hình
Tòa có quyền truy thu tiền trốn thuế?
Quyền im lặng là để bảo vệ người vô tội
Thủ tục thăm nuôi ra sao?
Bị can, bị cáo sẽ được nghiên cứu hồ sơ của chính mình
Sửa đổi Bộ luật Hình sự: Bảo vệ tốt hơn quyền của phụ nữ, trẻ em
Tạm giữ, tạm giam độc lập để tránh bức cung, nhục hình?
Công an xã được điều tra ban đầu hay không?
Báo chí với án oan
Nộp tiền để thoát án tử: Vẫn tranh cãi
Quốc hội thảo luận Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
Vi phạm thời hạn: Quan không sao, dân lãnh đủ!
BLHS nên bổ sung tội ‘cản trở hoạt động hành nghề của luật sư’
Giảm oan sai: Bỏ lối suy đoán có tội
Quyền im lặng: Xuất phát từ sự sợ hãi của nghi can.
Trang 1 trong 7Đầu tiên    Trước   [1]  2  3  4  5  6  7  Tiếp   Cuối    
LIÊN KẾT WEBSITE
NGƯỜI DÙNG TRỰC TUYẾN
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 13
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 13

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4,431,463