07 Tháng Sáu 2023 ..:: DOANH NGHIỆP » Thủ tục đầu tư - giấy phép đầu tư ::.. Đăng Nhập
 Xem chi tiết
Thủ tục đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
(Cập nhật: 04/01/2015 00:11:04)

Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam phải tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Trường hợp dự án đầu tư gắn với thành lập Tổ chức kinh tế thì Giấy chứng nhận đầu tư sẽ đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Tổ chức kinh tế.

Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư được quy định như sau:

I. Thủ tục đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư

1. Đối tượng áp dụng: Dự án đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

2. Thành phần hồ sơ:

  • Bản đăng ký/đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư theo mẫu.
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh. 
  • Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập công ty liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. 
  • Báo cáo năng lực tài chính do nhà đầu tư nước ngoài lập và chịu trách nhiệm.

3. Trình tự, thủ tục tiến hành:

  • Nhà đầu tư nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký kinh doanh (trường hợp dự án gắn với thành lập tổ chức kinh tế) tới Cơ quan quản lý đầu tư.
  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầu tư và hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ, Cơ quan quản lý đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư nước ngoài.
  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đầu tư, Cơ quan quản lý đầu tư sao gửi Giấy chứng nhận đầu tư đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ quản lý ngành và các cơ quan có liên quan.

II. Thủ tục thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư

1. Đối tượng áp dụng:

2. Thành phần hồ sơ:

a. Dự án có quy mô vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện:

  • Bản đăng ký/đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư theo mẫu.
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.
  • Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập công ty liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
  • Báo cáo năng lực tài chính do nhà đầu tư nước ngoài lập và chịu trách nhiệm. 
  • Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường. 

b. Dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng và thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện:

  • Bản đăng ký/đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư theo mẫu.
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.
  • Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập công ty liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
  • Báo cáo năng lực tài chính do nhà đầu tư nước ngoài lập và chịu trách nhiệm.
  • Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định.

c. Dự án có quy mô vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng và thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện:

  • Bản đăng ký/đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư theo mẫu.
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh.
  • Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập công ty liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
  • Báo cáo năng lực tài chính do nhà đầu tư nước ngoài lập và chịu trách nhiệm.
  • Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện theo quy định.
  • Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện tham gia thị trường quy định đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện theo quy định.

3. Trình tự, thủ tục tiến hành:

  • Nhà đầu tư nước ngoài nộp cho Sở Kế hoạch và Đầu tư 08 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc (đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư); nộp cho Ban Quản lý 04 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc (đối với dự án do Ban Quản lý cấp Giấy chứng nhận đầu tư).
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm tra của sở, ngành liên quan; trường hợp cần thiết thì gửi hồ sơ lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan được hỏi có ý kiến thẩm tra bằng văn bản và chịu trách nhiệm về những vấn đề của dự án thuộc chức năng quản lý của mình.
  • Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm tra, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm tra, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư. 
  • Đối với dự án do Ban Quản lý cấp Giấy chứng nhận đầu tư, trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý tổng hợp ý kiến các cơ quan được hỏi ý kiến để quyết định cấp Giấy chứng nhận đầu tư. 
  • Trường hợp dự án đầu tư không được chấp thuận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư gửi thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu rõ lý do.
  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư sao gửi Giấy chứng nhận đầu tư đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư,  Bộ Tài chính, Bộ Thương mại, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ quản lý ngành và các cơ quan có liên quan.

Lưu ý:

  • Kèm theo hồ sơ nêu trên là các tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư gồm:
  • Bản sao Hộ chiếu đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân.
  • Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác; Bản sao Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác; Quyết định uỷ quyền kèm theo bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.
  • Các tài liệu này phải được hợp pháp hoá lãnh sự trong thời gian không quá 3 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

Nguồn: Internet


Tin - Bài khác
Môi trường đầu tư, kinh doanh sẽ cải thiện nhiều
Quy trình, thủ tục đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư 2014
Trang 1 trong 1Đầu tiên    Trước   [1]  Tiếp   Cuối    
LIÊN KẾT WEBSITE
NGƯỜI DÙNG TRỰC TUYẾN
People Online Thành viên online:
Visitors Khách: 8
Members Thành viên: 0
Total Users Tổng cộng: 8

SỐ LƯỢT TRUY CẬP

4,345,593